Thiết kế nhà hàng phong cách Indochine mang đậm bản sắc Việt
Từ lâu, phong cách Indochine trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thiết kế tìm kiếm sự hòa trộn giữa bản sắc của Việt Nam và phong cách Tân Cổ điển của Pháp. Dù đã trải qua vài chục năm nhưng cả về kiến trúc và thiết kế nội thất đều để lại dấu ấn của Việt Nam thời Pháp thuộc, thể hiện đậm chất truyền thống cổ xưa tinh tế mà không khiến không gian trở nên nặng nề. Cả hai phong cách vừa tương phản đối lập tạo nên sự thu hút nhưng cũng vừa bổ trợ để tôn lên vẻ đẹp của nhau, thể hiện sự kết hợp giao thoa độc đáo giữa phương Đông và phương Tây.
Nhiều người vẫn thường ví von rằng phong cách Indochine chính là “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”, cách so sánh này vừa rất thơ lại thể hiện được hết ý nghĩa của từng yếu tố.
Không gian nhà hàng Paris 1987 được thiết kế mang đậm hơi thở Indochine
1. Thế nào là phong cách Indochine?
Indochine trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Nó trở thành thân quen với cái tên Đông Dương - gọi chung của những đất nước xinh đẹp phía Đông Nam Châu Á.
Phong cách Indochine bắt đầu từ khi Pháp đặt chân vào khu vực Đông Nam Á những năm 1893-1954. Suốt chặng đường lịch sử đằng đẵng chịu tác động từ đường lối phác họa nghệ thuật của Pháp, cho đến lúc ảnh hưởng Pháp dần suy yếu tại Việt Nam. Lúc này phong cách Indochine mới chính thức ra đời như một phương cách “lấy lòng” dân chúng, bắt đầu tạo nên các công trình thiết kế nghệ thuật tôn vinh văn hóa bản địa.
Những công trình Pháp thuộc trên đất Sài Thành còn lại đến nay
Cho đến hiện nay Sài Gòn vẫn còn lưu giữ những kiến trúc phong cách Indochine như Nhà Hát Lớn, Dinh Độc Lập…Những công trình này dùng để làm cơ quan, nơi ở của các quan chức, gia đình quý tộc xưa. Chính vì thế, chúng được đầu tư thiết kế kỳ công, thi công với sự tính toán kỹ lưỡng để toát lên hết được sự sang trọng và quyền lực. Mặc dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng các công trình vẫn hợp thời đại và giữ nguyên tinh thần cốt lõi.
2. Đặc điểm của thiết kế nhà hàng phong cách Indochine
2.1. Màu sắc trong thiết kế phong cách Indochine
Thiết kế phong cách Indochine lấy gam màu trung tính như: vàng nhạt, kem sữa, nâu, trắng làm khung nền cơ bản kết hợp cùng sắc đậm ấm nóng như: vàng cam, vàng đất, tím, đỏ, xanh dương đậm,… Từ đó lột tả những khối hình đặc trưng nhất của vùng lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa.
Gỗ là vật liệu gắn liền với thiên nhiên được đưa vào sử dụng chủ đạo trong nhà hàng
2.2. Vật liệu đặc trưng của thiết kế nhà hàng phong cách Indochine
Gỗ, tre, mây, cói, gạch,…là các vật liệu đến từ thiên nhiên. Và một vùng lãnh thổ lấy thiên nhiên làm gốc sẽ không thể thiếu vắng những chất liệu này trong cuộc sống hằng ngày.
- Gỗ:
Tính chất: mềm, bền, chắc tạo được cảm giác sang trọng và được ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công trình: hệ khung kết cấu, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng, phù điêu...
Mây tre được biến tấu tạo thành nội thất tinh tế
- Tre:
Tre là một loại vật liệu không thể thiếu trong phong cách Indochine. Với đặc tính có khả năng chống mối mọt, dẻo, độ bền cao nên trong đời sống văn hóa người Việt tre được sử dụng làm trang thiết bị, đồ trang trí, những tấm vách ngăn... mang đến những đường nét mềm mại và đẹp mắt.
- Gạch bông, gạch nung
Đây là một nét đặc trưng riêng trong thiết kế nhà hàng phong cách Indochie, gạch bông thường được sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng đầy tính nghệ thuật cho công trình.
Gạch nung họa tiết có nguồn gốc cổ xưa thường dùng trong phong cách Indochine
2.3. Hoa văn họa tiết
Yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ trong các hoa văn, họa tiết và tạo ra những đặc trưng riêng của phong cách Indochine. Hoa văn họa tiết được thể hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỷ mỉ và chi tiết. Không chỉ chú ý đến tính thẩm mỹ của thiết kế, các nhà hàng mang phong cách Indochine cũng rất chú trọng đến chiều sâu và giá trị của họa tiết. Những hoa văn này được ứng dụng để xử lý các chi tiết sàn, tường, trần, các vách ngăn, vật dụng trang trí, thiết bị nội thất.
Họa tiết chim muông, kỷ hà và các mắt lưới lục giác cổ xưa
Theo đó, những họa tiết trang trí thường mang màu sắc văn hóa bản địa như: Tứ linh (Long – Ly – Quy- Phượng) đem đến may mắn và cát khí. Hoa sen thuần khiết, là loài hoa gắn với tư tưởng của Phật giáo, mang ý nghĩa thanh lọc và sự giác ngộ. Đến thời An Nam, hoa văn họa tiết được tổng hợp lại và cách điệu lại từ những hình ảnh khác: hình kỉ hà, hình chữ nhật, hình cây, hình hoa lá, hình tĩnh vật... với đường nét cách thể hiện tinh tế hơn.
Họa tiết cách điệu từ những con vật theo quan niệm của người Việt cổ đem lại những điều may mắn, tốt lành. Họa tiết hình thú không đứng riêng rẽ mà kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hồi văn, hình chữ....
Không khó để nhận ra nét tinh tế trong phong cách thiết kế Indochine, nó không chỉ là sự thân thuộc về mặt văn hóa dân tộc mà còn bị quyến rũ bởi một vẻ đẹp và sức hút Tây phương khó cưỡng. Chỉ khi tìm hiểu kỹ chúng ta mới có thể hiểu được hết giá trị mà Indochine mang lại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đem đến cảm giác sang trọng và mới lạ cho khách hàng. Nếu đã yêu thích phong cách Indochine, bạn đừng quên theo dõi QDC Design & Build để hiểu nhiều hơn qua các dự án nhà hàng Indochine trên website nhé!
Team QDC Design & Build
Leave a Comment